Cố đô Huế được biết đến là thiên đường ẩm thực với vô vàn món ăn đặc sắc. Ngoài bún bò Huế,ọclỏmcáchlàmmónbánhcanhNamPhổgiatruyềncủacụbàxứHuếvf5 cơm hến..., món bánh canh Nam Phổ gia truyền cũng là tinh hoa ẩm thực được thực khách ưa chuộng bởi hương vị đậm đà, đặc biệt. Nhiều "tín đồ ăn uống" còn quả quyết rằng, đã đến Huế du lịch thì không thể bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món bánh canh Nam Phổ có 1 không 2.
Nơi ra đời món ăn đặc biệt này là ngôi làng cùng tên Nam Phổ (TP.Huế,Thừa Thiên – Huế). Làng Nam Phổ từ xưa nổi danh với vô vàn món ngon như bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc và đặc biệt là món bánh canh mang hương vị “rất Huế” này.
Bánh canh Nam Phổ là món ăn gia truyền bắt nguồn từ làng Nam Phổ, nay là món ăn phổ biến trong đời sống người dân cố đô. |
LÊ HOÀI NHÂN |
Từ trung tâm TP.Huế, đi về hướng đường Phạm Văn Đồng khoảng 4km là đến làng Nam Phổ. Đến đây, chỉ cần hỏi thăm về món bánh canh Nam Phổ, bạn sẽ được người dân địa phương chỉ đến quán của bà Trần Thị Dư (83 tuổi), người được biết đến với thâm niên bán bánh canh lâu nhất làng.
Địa điểm này được giới sành ăn gọi với cái tên trìu mến là "quán mệ Dư", với đủ các món bánh bèo, nậm, lọc... trong đó nổi tiếng nhất là món bánh canh Nam Phổ gia truyền.
Bà Dư là người đã hơn 60 năm bán món bánh canh gia truyền |
LÊ HOÀI NHÂN |
Bà Dư là thế hệ thứ 4 trong gia đình nối nghiệp nghề bán bánh canh Nam Phổ. Bắt đầu làm nghề này từ năm 16 tuổi, đến nay bà đã trải qua hơn 60 năm bán bánh canh.
“Ngày tôi còn trẻ thì chỉ gánh bộ đi bán rong. Ngày nào cũng gánh hàng lên phố, bất kể mưa nắng mưa chi cũng đi, rứa mà cũng ròng rã mấy chục năm nay rồi”, bà bồi hồi kể.
Khách đến ăn chủ yếu là người dân địa phương. |
Khi tuổi đã xế chiều, bà Dư mở một quán nhỏ cạnh mảnh sân của đình làng để bán hàng. Quán chỉ vỏn vẹn 7 - 8 chiếc bàn nhựa với những chiếc ghế thấp, nhưng lúc nào cũng tấp nập thực khách.
Ngoài bánh canh Nam Phổ, quán của mệ Dư còn bán đủ các món bánh đặc sản Huế |
LÊ HOÀI NHÂN |
Bánh canh Nam Phổ được ăn kèm với nước mắm ớt. |
LÊ hOÀI nhÂN |
Tô bánh canh Nam Phổ mệ Dư được trình bày bình dị nhưng không kém phần thơm ngon, "bắt mắt". Ngoài bán bánh canh gia truyền, bà Dư còn các món bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, bánh ram ít..., mỗi món chỉ bán đồng giá 10.000 đồng.
Mỗi ngày, bà cụ bắt đầu mở bán từ 13 giờ chiều, đến khi trời chợp tối là cạn nồi.
"Học lỏm" cách nấu bánh canh
Để nấu ra nồi bánh canh Nam Phổ, chủ hàng thơm ngon phải dậy từ sớm tinh mơ chuẩn bị nguyên liệu. Như thường lệ, bà Dư thức dậy từ 4 giờ sáng để đi chợ, sau đó cùng con cháu trong nhà bắt tay vào từng công đoạn nấu bánh canh.
Bà kể rằng: “Ngày xưa chỉ có người giàu mới được thưởng thức bánh canh Nam Phổ vì nguyên liệu khá cầu kỳ và đắt đỏ. Người nghèo như chúng tôi chỉ được ăn mỗi khi đau ốm, vì món ăn này mềm, dễ ăn và bổ dưỡng”. |
LÊ HOÀI NHÂN |
Bánh canh Nam Phổ phải được nấu từ bếp củi, than hồng thì mới cho ra đúng vị truyền thống. |
LÊ HOÀI NHÂN |
Món ăn dân dã này được chế biến thủ công và vô cùng tỉ mỉ. Sợi bánh được nấu từ bột gạo và bột lọc theo tỉ lệ “3 gạo - 1 lọc”. |
LÊ HOÀI NHÂN |
Thay vì được nhồi và cắt lát như các loại bánh canh khác, ở làng này bột phải chưng cất thủy và ria bằng tay. Đây là công đoạn khó nhất. Để bột sệt vừa phải, khi chín có độ dai nhẹ thì cần đòi hỏi đôi tay khéo léo. Bà Dư nay đã lớn tuổi nên công đoạn này giao cho con trai đảm nhiệm. |
LÊ HOÀI NHÂN |
Nhân bánh canh được chế biến từ thịt ba chỉ và tôm. Tôm là loại ở đầm Chuồng, tươi, không tanh, thịt ngọt đậm đà. Tất cả được làm sạch, giã nhuyễn, viên nhỏ và nấu thành hỗn hợp sánh. |
LÊ HOÀI NHÂN |
Nồi nước lèo có nhân tôm, thịt khi nấu chín sẽ sền sệt và màu đỏ gạch trông rất bắt mắt và kích thích vị giác. Đây được xem là "linh hồn" để làm nên sức quyến rũ của món bánh canh đặc biệt này |
LÊ HOÀI NHÂN |
Không chỉ thu hút bởi mùi vị thơm ngon béo ngậy sền sệt, nồi bánh canh Nam Phổ còn hấp dẫn với màu trắng của bánh, xen lẫn nhân tôm thịt và màu xanh mướt của hành lá. |